Home Blog Riviu Angkor Wat ngày trở lại

Angkor Wat ngày trở lại

by Thánh Review
Angkor Wat ngày trở lại hè 2022

Angkor Wat ngày trở lại

Nhắc đến đất nước Campuchia, không thể nào không nhắc đến ngôi đền Angkor Wat như là một biểu tượng đầy tự hào của người dân xứ Chùa Tháp. Đã qua hơn 15 năm, tôi mới lại có dịp đến thăm di tích tuyệt vời này với bao xúc cảm chứa chan không nói nên lời.
Trên chuyến xe từ Phnompenh đến Siem Riep hôm ấy, tôi chìm trong miên man suy nghĩ. Cả một thế giới Angkor hiện lên trong đầu tôi như một bức tranh đầy sắc màu cổ tích. Đường vào Angkor không trải đầy hoa hồng như Paris, không mênh mông sóng nước như trên thuyền sắp cập bến bờ New York. Cả một quần thể kiến trúc vĩ đại này được bao quanh bởi màu xanh thẳm bạt ngàn của núi rừng nhiệt đới. Khí hậu nơi đây thường rất khô, nhưng không hiểu ngày trở lại của tôi trời bỗng mưa rả rích. Tiếng mưa như tiếng lòng nhớ thương của tôi với Angkor Wat, không biết Angkor có giận tôi hay không. Angkor Wat ngày trở lại Thế nhưng thời tiết chẳng là vấn đề gì, tôi vẫn cứ mặc áo mưa và thực hiện chuyến tham quan của mình ở Angkor kể từ 15 năm qua.

Angkor Wat ngày trở lại hè 2022

Đến với quần thể Angkor, nơi đầu tiên mà tôi đặt chân đến chính là đền Angkor wat – ngôi đền nổi tiếng nhất của Campuchia đã ghi danh muôn đời. Công trình vẫn hiên ngang sừng sững giữa đại ngàn hoang vu suốt bao nhiêu năm qua, đã chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm đổi thay của xứ Nam Vang. Đền được xây từ những phiến đá xanh lớn ghép lại, bao gồm 398 gian phòng nối liền nhau với 3 tầng kiến trúc. Đặt chân trở lại vào đây, tôi cảm thấy như đang đi ngược dòng thời gian về với những triều đại phong kiến huy hoàng:
Xuân thời đánh giặc hùng anh – Đóng đô khởi nghiệp dựng thành Ăng-Kô
Dưới triều đại Suryavarman, đế chế Khmer đạt đến đỉnh cao của sự cường thịnh và đã bắt đầu tiến hành xây dựng những đền đài, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ. Ban đầu, đền Angkor Wat mang đậm tín ngưỡng văn hóa Ấn Giáo và được biết đến như là nơi thờ thần Vinshu. Thế nhưng vào cuối thế kỷ XII, quân Chăm-pa, kẻ thù truyền kiếp của người Khmer, đã chiếm lấy ngôi đền này bằng những cuộc tấn công đường thủy. Thế nhưng chỉ ít lâu sau đó, Jayavarman VII đã giành lại được lãnh thổ và cho lập nên những ngôi đền mới – trong đó có Angkor Thom. Về sau, Angkor Wat đã trở thành nơi thờ tự Phật Giáo cho đến ngày nay. Điều làm tôi ấn tượng ở ngôi đền này chính là công trình kiến trúc không giống bất cứ nơi nào trên thế giới. Toàn bộ đền được bao bọc bởi những bức tường bằng đá ong bên ngoài. Dạo quanh những tòa tháp hình búp sen, đặt chân lên những bậc thang hình chữ thập và tận mắt chiêm ngưỡng những bức phù điêu, tôi chợt hiểu ra vì sao những người phương tây khi lần đầu phát hiện ra đền Angkor Wat lại ngỡ ngàng đến thế: Angkor Wat ngày trở lại
Ăng-Kor mấy thuở quạnh hiu
Mang nhiều huyền bí giữ điều chưa tuyên
Đằng sau ngôi đền này còn ẩn chứa biết bao điều bí mật về lịch sử và văn hóa vẫn chưa một lần được hé mở như đang thách thức trí tò mò của các học giả trên khắp thế giới. Ngày ngày có biết bao nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia khác nhau đến đây tìm hiểu. Dù bản thân tôi đã từng may mắn có dịp đặt chân đến đây một lần, thế nhưng khi trở lại đây sau 15 năm, tôi cảm thấy mọi thứ dường như vô cùng mới lạ với mình khi đứng trước công trình đền Angkor Wat quá đỗi kì vĩ.
Sau khi dành một ngày tham quan đền Angkor Thom lưu danh muôn đời, tôi quay trở lại trung tâm Siêm Reap và ăn uống với đoàn trong các nhà hàng ở khu phố tây. Ngoài ra, chúng tôi cũng thử thưởng thức những món ăn bình dân được bày bán ở các cửa hàng vỉa hè. Mặc dù đã có thêm nhiều loại hình dịch vụ mới, thế nhưng giá vé vào đền Angkor Wat đã tăng từ 20usd – 37usd / vé.

You may also like

Leave a Comment