Home Blog Mang Thai Mang thai tuần thứ 24 mẹ sẽ phải trải qua những gì?

Mang thai tuần thứ 24 mẹ sẽ phải trải qua những gì?

by Thánh Review

Mang thai tuần thứ 24 cũng là khoảng thời gian mẹ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi trong cuộc sống, khi kích thước chiếc bụng bầu ngày càng lớn dần hơn. Em bé của mẹ cũng tăng trưởng và phát triển rất nhanh cả về cân nặng lẫn chiều cao.Trong bài viết dưới đây, Blog mẹ và bé sẽ giải thích thêm về sự phát triển thai nhi 24 tuần, sự thay đổi trong cơ thể và những lời khuyên cho mẹ trong tuần này. Hãy cùng khám phá!

Thai 24 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai nhi 24 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg?

Ở tuần thứ 24, thai nhi đã dài hơn 32 cm và nặng khoảng 0,7 kg. Hình ảnh 24 tuần tuổi trên đây sẽ giúp ba mẹ trả lời câu hỏi hình dáng em bé trong bụng mẹ lúc này trông như thế nào?

Bộ não đang phát triển nhanh chóng với hàng triệu dây thần kinh kết nối với nhau thực hiện nhiệm vụ di chuyển thông tin. Tuy bé vẫn nhận oxy qua nhau thai nhưng lúc này hệ thống hô hấp đã được hoàn thiện để bé có thể tự thở ngay sau khi chào đời. 

Khi mang thai 24 tuần, mẹ có thể thấy em bé trong bụng đạp mạnh hơn. Mang thai tháng thứ 6 đạp nhiều cũng là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu thấy biểu hiện thai nhi 24 tuần ít đạp thì mẹ nên đi khám bác sĩ ngay, vì đây có thể là dấu hiệu cho biết em bé bên trong bụng mẹ đang không được khoẻ. 

Các cử động của em bé bắt đầu thường xuyên hơn, và theo một thời gian nhất định trong ngày. Nguyên nhân này là do thai nhi 21 tuần tuổi đã đi vào giờ giấc sinh hoạt ổn định, bé sẽ ngủ cố định vào một khoảng thời gian nào đó trong ngày. Thính giác em bé đang rất nhạy bén với âm thanh bên ngoài, do vậy những tiếng ồn lớn có thể làm thai nhi thức dậy.

Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi là không cố định. Vì lúc này, em bé sẽ đạp liên tục và di chuyển nhiều hơn trong bụng mẹ. Từ tuần thứ 24 trở đi, tư thế nằm ngửa có thể cản trở sự lưu thông máu, dẫn đến hạ huyết áp gây chậm nhịp tim thai nhi. Để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ một cách tốt nhất, mẹ nên nằm nghiêng và có thể kê thêm các dụng cụ kê chân khi ngủ. 

Các triệu chứng mang thai tuần thứ 24

Mang thai tuần thứ 24 là mấy tháng? Khi mang thai tuần thứ 24, mẹ bầu đang ở giai đoạn tháng thứ 6, gần cuối của tam cá nguyệt thứ 2 (kết thúc vào tuần thứ 27). 

  • Thay đổi làn da. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy những mảng da sẫm màu hơn trên cơ thể và mặt vào tuần mang thai thứ 24 do thay đổi nội tiết tố. Đừng lo lắng vì khi sinh xong, những vùng sắc tố này thường mờ dần theo thời gian. Tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng có thể giúp giảm bớt tình trạng nám da.
  • Đau vùng xương chậu. Các dây chằng giữ tử cung đang bị căng và giãn do kích thước thai nhi ngày càng lớn dần là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức vùng xương chậu. Để giảm đau nhức, tập luyện thể dục thể thao kết hợp massage bầu có thể giúp mẹ bầu 24 tuần cảm thấy thoải mái hơn. Nếu các cơn đau dữ dội và thường xuyên, kèm theo dấu hiệu ra máu thì mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế gần mình nhất để được thăm khám kịp thời.
  • Khó ngủ. Kích thước bụng bầu ở tuần thứ 24 có thể khiến mẹ khó tìm được tư thế ngủ thoải mái. Thử nằm nghiêng khi ngủ với đầu gối cong và kê một chiếc gối giữa hai chân và một chiếc gối khác dưới bụng để làm điểm tựa. Tư thế này sẽ giúp mẹ và bé yêu thoải mái và ngủ ngon hơn.
  • Mất thăng bằng và chóng mặt. Bụng bầu 24 tuần ngày càng lớn khiến mẹ dễ cảm thấy hơi mất cân bằng. Ngoài ra, những thay đổi trong hệ tuần hoàn cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, hãy nằm nghiêng.
  • Chuột rút. Không có gì lạ khi mẹ gặp phải triệu chứng chuột rút khi đang mang thai ở tuần thứ 24. Trên thực tế, mẹ có thể gặp phải triệu chứng này bất cứ lúc nào cho đến ngày em bé chào đời. Ngâm chân trước khi ngủ vào buổi tối, giữ thể lực thông qua tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước là cách làm hiệu quả để giảm chuột rút. 

Lời khuyên cho các chị em mang thai tuần thứ 24

Có nên quan hệ tình dục khi mang thai tuần thứ 24

Khi bụng của mẹ bầu ngày càng lớn lên, cùng với đó sẽ là câu hỏi liệu quan hệ tình dục khi thai nhi được 24 tuần có an toàn? Nếu mẹ vẫn đủ sức khỏe, quan hệ tình dục trong giai đoạn này vẫn có thể thực hiện. Tuy nhiên ba mẹ cần chú ý đến các tư thế an toàn để không làm ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng. Nếu mẹ đã gặp các tình trạng sảy thai, sinh non trước đó thì tuyệt đối không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn mang thai này.

Tập thể dục đều đặn hàng ngày

Thể dục thể thao là thói quen tốt giúp cơ thể mẹ bầu thư giãn, tăng cường sức khỏe. Đi bộ, yoga và bơi lội vẫn là những lựa chọn tốt dành cho các chị em mang thai tuần thứ 24. Mẹ nên sắp xếp công việc để dành tối thiểu 30 phút tập luyện mỗi ngày, có như vậy thì mới tăng cường sức khỏe để chuẩn bị cho kỳ sinh nở sắp đến gần.

Luôn giữ cơ thể đủ nước

Là một người mẹ đang mang trong mình một “món quà” tuyệt vời mà tạo hoá ban tặng, bạn cần uống nhiều nước để cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc có thể uống thêm các loại nước ép từ trái cây để cơ thể vừa đủ nước, vừa bổ sung đủ vitamin.

 Ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Quan trọng nhất trong giai đoạn mang thai tuần thứ 24 là mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi tuần thứ 21. Mẹ nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu sắt, vitamin, axit folic, protein, canxi, omega-3…. Ưu tiên các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cả mẹ và bé mẹ nhé!

Mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống hàng ngày, bầu 24 tuần tăng bao nhiêu kg là hợp lý. Bởi cân nặng tăng nhiều quá hay thiếu cân cũng đều không tốt cho sự phát triển của bé.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ liên quan đến giai đoạn mang thai tuần thứ 24 mà Blog mẹ và bé muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

You may also like