Mẹ bầu phải làm được khi ca F0 tăng nhanh
Khi mà số ca nhiễm nCoV ngày càng tăng nhanh trong cộng đồng thì mẹ bầu lại càng phải biết tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình hơn.
Lo lắng quá các mẹ ạ! Em đang mai thai tháng thứ 3, mà xung quanh khu phố nhà em bây giờ có rất nhiều F0, không biết mình sẽ bị nhiễm lúc nào. Theo em đươc biết, phụ nữ có thai thuộc nhóm nguy cơ cao có thể nhiễm nCoV nặng hơn so với người bình thường. Do vậy, trong thời điểm dịch bệnh đang lây lan nhanh trong cộng đồng, chị em chúng mình cần phải biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Có một số biện pháp phòng tránh virus nCoV cho các mẹ bầu mà em đã tham khảo ở các trang tin tức uy tín. Các mẹ cùng đọc để có thêm kiến thức bảo vệ an toàn cho mình và em bé nhé!
1. Cần hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh để tránh lây nhiễm nCoV
Hạn chế ra khỏi nhà để tránh tiếp xúc với mầm bệnh là cách phòng bệnh nCoV tốt nhất đối với phụ nữ mang thai ở thời điểm này.
Trong trường hợp cần thiết phải ra khỏi nhà, hoặc phải tiếp tục đi làm theo giờ hành chính, các mẹ cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh như: Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác, tránh tụ tập ăn uống chung…
2. Cần chú trọng về dinh dưỡng
Các mẹ nên có một chế ăn hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho bản thân và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.
Nên tăng cường các loại rau xanh và trái cây, giúp cơ thể bổ sung nhiều lượng vitamin C và chất khoáng, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, các mẹ nên uống nhiều nước để quá trình thanh lọc và tái tạo diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó giúp cơ thể có đủ khả năng loại các tác nhân gây hại.
Hạn chế các thực phẩm nghèo dinh dưỡng, quá nhiều dầu mỡ như xúc xích rán, snack, khoai tây chiên,… và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, shisa, rượu bia,…
3. Cần bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin D
Ngoài việc bổ sung đầy đủ, cân đối các dưỡng chất, cần thiết cho phụ nữ có thai, các mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung vitamin D, một loại vitamin cần thiết cho chuyển hóa canxi, phát triển hệ xương của thai nhi. Bình thường cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin dưới ánh nắng mặt trời, tuy nhiên trong điều kiện hạn chế ra ngoài trời trong mùa dịch, việc bổ sung lượng vitamin D bị thiếu hụt là rất cần thiết.
Nhóm các thực phẩm giàu vitamin D các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên bổ sung bao gồm: cá hồi, cá trích, cá mòi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, nấm, dầu gan cá tuyết, sữa đậu nành, ngũ cốc và yến mạch,…
4. Cần tập luyện và vận động hợp lý
Việc luyện tập và vận động hợp lý mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, các mẹ bầu nên tìm hiểu một số bài tập thể dục tại nhà dành cho phụ nữ có thai, nhưng phải lưu ý các động tác thể dục cần điều chỉnh cho phù hợp với tuổi thai của bạn.
5. Cần vệ sinh sạch sẽ nhà ở và nơi làm việc
Đặc trưng của nCoV là lây nhiễm qua giọt bắn của người nhiễm bệnh, qua hắt hơi, ho, nói. Giọt bắn có chứa virus tồn tại trên các bề mặt như bàn ghế, đồ dùng trong thời gian khá lâu. Vì thế, nhà ở và nơi làm việc của chúng ta phải được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng.
Do đó, một trong số những việc cần làm là mở các cửa sổ trong nhà và nơi làm việc. Việc mở cửa sổ vừa giúp phòng có nhiều ánh sáng có tác dụng sát khuẩn, vừa tăng cường tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Nếu không thể mở cửa sổ vì lý do thời tiết,các mẹ có thể sử dụng các loại quạt thông gió nhằm tăng cường lưu thông không khí trong nhà.
Ngoài ra cũng cần thường xuyên vệ sinh nơi ở bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và các đồ vật tiếp xúc bằng dung dịch sát khuẩn.
5. Cần phải giữ tâm lý thoải mái
Tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang khi có nguy cơ nhiễm nCoV là điều khó tránh khỏi với nhiều người trong tình hình dịch hiện nay. Nhưng các mẹ bầu nên giữ cho mình tâm lý thoải mái, suy nghĩ tích cực, tránh lo lắng quá độ dẫn đến stress, mất ngủ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
Nguồn hình: Sohu
6. Cần đi khám thai định kỳ
Tuy cần hạn chế ra ngoài nhưng các mẹ bầu vẫn nên đảm bảo khám thai đầy đủ và đúng lịch. Trong bối cảnh dịch bệnh, khi đi khám thai các mẹ cần lưu ý những điểm sau:
– Chỉ nên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, trừ khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra.
– Nên di chuyển bằng phương tiện cá nhân để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
– Khi đến khám, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với các bề mặt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng,…
– Hạn chế việc siêu âm, chỉ siêu âm khi thực sự cần thiết vì virus nCoV có thể tồn tại trên đầu dò siêu âm nếu không được khử khuẩn.
– Trong lúc ở nhà, nếu xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, tức ngực, cần báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được hỗ trợ kịp thời. Cần thực sự bình tĩnh và không hoảng loạn khi có các triệu chứng này, lưu ý rằng có nhiều bệnh cũng gây các triệu chứng tương tự, ví dụ như viêm họng, cúm.